Đối với những bà mẹ trẻ không chút kinh nghiệm, bắt đầu cảm thấy lo lắng không biết bé yêu của mình có đủ sức khỏe để chống đỡ với thời tiết dễ gây cảm lạnh này hay không ? Dưới đây là một số gợi ý nhỏ cho các bà mẹ giúp bé yêu của mình ứng phó với thời tiết này :
1. Tăng cường luyện tập vào trời lạnh, bắt đầu cho bé ứng phó dần với thời tiết lạnh
Đối với trẻ sơ sinh, do thể tích bên ngoài cơ thể tương đối lớn, lớp da bề mặt dày, lớp mỡ dưới da mỏng, nhiều mạch máu, tản nhiệt tương đối nhiều, cho nên trẻ ít có khả năng thích ứng với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Vì thế người mẹ phải luôn điều tiết nhiệt độ cơ thể trẻ thích ứng với sự thay đổi bên ngoài. Cần cho trẻ tập luyện trong thời tiết lạnh, để làn da trẻ bắt đầu có sự thích ứng, cơ thể sẽ ít cảm lạnh hơn. Luyện tập với môi trường bên ngoài còn giúp trẻ hấp thụ những tia nắng tự nhiên, tia tử ngoại sẽ chuyển hóa Cholesterol dưới da thành vitamin D, có lợi cho sự hấp thụ canxi, xương chắc khỏe, phòng chống bệnh còi xương, tăng cường thể chất cho trẻ.

2. Có một chế độ dinh dưỡng cân bằng để tăng cường thể chất cho trẻ
Dinh dưỡng là cơ sở chính để nâng cao toàn diện tố chất cơ thể trẻ. Nguyên tố dinh dưỡng mỗi ngày mà trẻ cần là hơn 40 loại. Bất kỳ một thành phần dinh dưỡng nào nếu thiếu hoặc quá lượng đều có thể gây bệnh tật và giảm sức đề kháng ở trẻ.
Do đó, cần kiên trì nuôi con bằng nguồn sữa mẹ, nếu không có khả năng cho con bú, cũng nên lựa chọn loại sữa bột thật tốt cho trẻ sơ sinh; đảm bảo nguồn thực phẩm mỗi ngày cho trẻ được cân bằng, tập cho trẻ thói quen ăn uống tốt, đảm bảo các bữa ăn luôn mang một trạng thái vui tươi.
3. Tiêm phòng để tăng sức đề kháng, phòng chống lại bệnh tật
Thời tiết thu đông không những dễ cảm lạnh mà còn là khoảng thời gian lây nhiễm nhiều bệnh tật; do sự thay đổi của thời tiết, cơ thể trẻ không thể thích ứng ngay, vì thế mầm mống bệnh tật nhân cơ hội này “tiến công” vào cơ thể trẻ. Do đó, ngoài việc điều chỉnh cơ chế miễn dịch của cơ thể còn cần tiêm phòng vắc xin để phòng chống bệnh tật. Vì dấu hiệu đầu tiên của các loại bệnh thường xuất hiện là triệu chứng cảm lạnh, người lớn thường lại không để ý vì cho là cảm cúm thông thường.
4. Không đi đến các nơi công cộng, tránh xa mầm mống gây bệnh, giảm cơ hội lây nhiễm
Tại một số nơi công cộng không khí bức bí, con người lại tạp nham, nhiều mầm bệnh và virus gây bệnh xung quanh. Không nên đi đến các địa điểm công cộng này, để tránh mầm mống gây bệnh đối sức khỏe sơ sinh là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng chống cảm lạnh và một số bệnh tật khác.
Nguồn: Xinhxinh
- 08/10/2011 00:00 - 4 mẹo giúp trẻ ngừng bú bình nhanh và dễ dàng hơn
- 08/10/2011 00:00 - Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ lúc giao mùa
- 01/10/2011 13:08 - Dấu hiệu cảnh báo con bị bệnh tiểu đường
- 01/10/2011 13:01 - Lý do giấc ngủ đêm cực quan trọng với trẻ
- 25/09/2011 08:41 - Massage cho trẻ
- 24/09/2011 13:06 - 6 lưu ý về bao quy đầu ở bé trai mà cha mẹ trẻ nên biết
- 18/09/2011 00:01 - Đai tập đi đặc biệt cho bé: Giúp mẹ rảnh tay hơn
- 17/09/2011 00:00 - Trẻ sơ sinh có nên ở một mình trong phòng từ 5-15 phút?
- 09/05/2011 09:21 - Bí quyết cai sữa để bé ít khóc
- 27/08/2009 11:40 - Nhận biết bé thiếu canxi
- 15/08/2009 07:56 - Tật nghiến răng khi ngủ ở bé
- 12/08/2009 07:45 - Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em - Nhận biết và xử lý
- 07/08/2009 16:10 - Tập cho bé đi giày
- 06/08/2009 10:07 - 2 hỗn hợp hoa quả cho bé 8 tháng tuổi
- 01/08/2009 09:45 - Thời tiết nóng bức - Coi chừng sốt siêu vi
- 31/07/2009 15:38 - Chống táo bón cho bé mới ăn dặm